- Xưởng giặt
Xưởng giặt là dịch vụ công nghiệp cần không gian rộng và được lên bản vẽ, thiết kế, lắp đặt theo quy trình, khoa học nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và làm cho hệ thống vận hành ổn định sau khi đưa vào hoạt động.
Thiết kế xưởng giặt là dịch vụ công nghiệp:
Diện tích phòng giặt tối thiểu = 85m2 -90m2 ( rộng 6 trở lên, dài 8m trở lên)
Chiều cao trần nhà tối thiểu 3,6m
Độ sáng tối thiểu 300 lux ( = 04 bóng típ dài)
Vị trí bố trí các thiết bị giặt ủi phải đi theo qui trình giặt ủi từ ngõ vào đến ngõ ra
Máy giặt công nghiệp và máy sấy nên bố trí dọc theo tường
Khoảng cách từ sau lưng máy giặt, máy sấy, máy ủi phẳng,…đến tường đủ lớn để thuận tiện cho công tác bảo trì, bảo dưỡng
Máy giặt vắt công nghiệp phải đặt trên sàn bằng bê tông có độ dày tối thiểu 10cm
Khoảng cách giữa hai máy theo yêu catalog lắp đặt của hãng sản xuất 30-50 cm
Diện tích thông gió lấy khí tươi cho máy sấy, máy ủi phẳng = 5 lần diện tích thoát hơi.
- Máy móc thiết bị
01 máy giặt công nghiệp 35kg-50kg (công suất 10-15 mẻ ngày) giá khoảng từ 200-350tr/chiếc
01 máy sấy công nghiệp 30 -50kg giá từ 150-200tr/chiếc
01 giặt khô 15kg giá khoảng từ 220tr – 250tr made hàn quốc
01 là lô dùng điện giá từ 200tr trở lên
Máy thổi phom, Lên phom gía từ 80-100tr
Máy tẩy điểm xử lý vết bẩn 100-150tr
02 bể ngâm chất tẩy hai loại đồ (trắng, màu)
Công nhân cần khoảng 4-5 người bởi vì khi vận hành là lô thì cần phải có 4 người
- Quy trình giặt:
Bước 1
Thu gom đồ dơ đưa vào phân loại đồ cần giặt, đóng dấu phân biệt đồ của khách và chất liệu đồ vải để có mẻ giặt theo từng loại máy giặt phù hợp.
Đồ màu, chất liệu mỏng như lụa tơ tầm, áo dài veston,… giặt riêng. Thường dùng máy giặt khô chuyên dụng để giặt cho khách. Tuy nhiên, đầu tư máy giặt khô rất tốn kém, thường đắt hơn máy giặt vắt công nghiệp gần gấp đôi chi phí đầu tư.
Bước 2
Đem vào bồn ngâm để xử lý làm sạch sơ bộ và tẩy điểm những vết dơ cứng đầu bằng máy tẩy điểm và hóa chất chuyên dụng.
Bước 3
Đưa vào máy giặt vắt phù hợp công suất máy. Thường máy giặt vắt công nghiệp sẽ có công suất giặt/ mẻ giặt từ 10 đến 120 kg.
Bước 4
Sau khi giặt vắt xong, chuyển đồ sang cho máy sấy khô. Tùy vào tốc độ vắt và lực G của máy giặt vắt công nghiệp mà lượng nước còn lại nhiều hay ít để chỉnh chương trình sấy phù hợp thời gian và nhiệt độ giúp khô đồ cần sấy.
Bước 5
Phân loại đồ phù hợp dùng máy ủi cuốn/ ủi phẳng hay ủi form, ủi ép.
Sau khi máy sấy hoàn tất chương trình sấy, chuyển đồ qua cho bộ phận ủi dùng máy ủi cuốn hay còn gọi là ủi phẳng. Thường khăn bàn, drap giường, bao gối sẽ dùng máy ủi phẳng để ủi.
Đối với đồ bộ, quần tây, áo sơ mi, …sẽ dùng máy ủi ép để ủi; nếu là đồ veston, áo dài,…sẽ dùng máy thổi form dùng hơi để làm thẳng đồ khách.
Đối với khăn tắm, khăn mặt thì không cần ủi vì cần độ mềm mại của sợi vải.
Bước 6
Bước này là khâu phân loại đồ từng khách và đóng gói thành phẩm hoặc treo móc nếu đồ riêng lẻ để chờ giao cho khách hàng.
- Với công suất như trên thì tốn khoảng bao nhiêu bột giặt, hóa chất … mỗi tháng?
Tùy vào liều lượng khi người vận hành cho nhiều hay ít nhưng chi phí cho hóa chất sẽ giao động từ 7-10% tổng giá trị doanh số + 10% Điện, nước + 15% cho công nhân vận hành + 5% cho chi phí quản lý
Tổng chi phí khoảng 35-40% doanh số ví dụ giá nhận là 10k/1kg đồ vải khô
5.Thường có rủi ro gì trong quá trình giặt là không?
- Đồ giặt nhiều lần và tẩy nhiều lần sẽ bị sờn rách
- Nhầm lẫn đồ của người này sang người khác nên cẩn thận khâu phân loại và đánh dấu đồ của từng người
- Đồ bắt buộc phải giặt khô lại cho vào giặt ướt dẫn đến hỏng, co..
- Đồ sấy chưa khô hẳn đã đem trả, dẫn đến hôi và mốc..